Những câu hỏi thường gặp về chăm sóc giảm nhẹ
Có rất nhiều lầm tưởng phổ biến về chăm sóc giảm nhẹ, dịch vụ này bao gồm những gì, khi nào thì có thể tiếp cận và dịch vụ này có thể được cung cấp ở đâu. Tiếp theo đây là các câu trả lời cho những câu hỏi thường gặp mà hy vọng rằng chúng sẽ giúp bạn hiểu hơn về chăm sóc giảm nhẹ là gì, và dịch vụ này có thể giúp ích như thế nào cho bạn và những người thân của bạn. Chăm sóc Giảm nhẹ: Điều này nhiều hơn những gì bạn nghĩ!
Tiếp cận các dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ
Chăm sóc giảm nhẹ có thể được cung cấp cho người bệnh kể từ lần đầu họ được chẩn đoán mắc bệnh nan y. Người bệnh có thể tiếp nhận chăm sóc giảm nhẹ một thời gian dài trước khi họ qua đời và có thể tiếp nhận song song với việc điều trị, đôi khi dịch vụ này được gọi là chăm sóc giảm nhẹ hỗ trợ.
Hoàn toàn không đúng. Chăm sóc giảm nhẹ có sẵn cho người được chẩn đoán mắc bệnh nan y và thường được cung cấp cùng với việc điều trị tích cực. Chăm sóc giảm nhẹ có thể cung cấp cho bạn sự hỗ trợ và công cụ cần thiết để bạn có thể đạt được mục tiêu về chăm sóc và đấu tranh cho chất lượng cuộc sống.
Chăm sóc giảm nhẹ được cung cấp ở nơi người bệnh và gia đình của họ mong muốn, nếu khả thi. Địa điểm có thể bao gồm:
- phòng khám đa khoa hoặc cơ sở chăm sóc sức khỏe chính
- nhà
- cơ sở chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ngoại trú
- bệnh viện
- cơ sở chăm sóc cận tử (một cơ sở chăm sóc sức khỏe dành riêng cho người sắp qua đời)
- cư xá chăm sóc người cao tuổi.
Đội ngũ chăm sóc giảm nhẹ của bạn có thể bao gồm nhiều người từ các ngành nghề hỗ trợ xã hội và y tế khác nhau bao gồm:
- bác sĩ
- y tá
- chuyên gia y tế tương cận
- chuyên viên công tác xã hội
- dược sĩ
- chuyên gia vật lý trị liệu
- chuyên gia hoạt động và âm ngữ trị liệu
- chuyên gia tâm lý học
- chuyên gia dinh dưỡng
- người thực hành tâm linh/mục vụ
- tình nguyện viên được huấn luyện thực hành chăm sóc giảm nhẹ
Chăm sóc giảm nhẹ có thể giúp bạn quản lý căn bệnh, cụ thể là cơn đau và các triệu chứng để bạn có thể tiếp tục sống cuộc sống một cách tốt nhất có thể, trong khi đang chiến đấu với bệnh tật. Bạn có thể cần hoặc muốn sử dụng dịch vụ này từ sớm khi được chẩn đoán hoặc bạn có thể chọn dùng dịch vụ khi bệnh đã phát triển tới một giai đoạn nhất định. Bạn có thể có một lộ trình chăm sóc giảm nhẹ không xuyên suốt qua các giai đoạn khác nhau của căn bệnh vì bạn sẽ có những khoảng thời gian khỏe và yếu khác nhau. Chăm sóc giảm nhẹ có thể mang ý nghĩa khác nhau đối với mỗi người.
Chăm sóc giảm nhẹ có thể được tiếp cận thông qua giới thiệu từ Bác sĩ Đa khoa, bác sĩ chuyên khoa hoặc nhà cung cấp dịch vụ y tế khác của bạn.
Để tìm dịch vụ trong khu vực địa phương của bạn, hãy xem Danh mục Dịch vụ Chăm sóc Giảm nhẹ Quốc gia hoặc bạn có thể liên lạc với Tổ chức Thành viên tại bang hoặc vùng lãnh thổ của bạn.
Hầu hết các dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ đều miễn phí, nhưng có thể có một số chi phí liên quan tới chăm sóc trong bệnh viện và chăm sóc cận tử. Các chi phí có thể khác nhau tùy thuộc vào bang hoặc vùng lãnh thổ của bạn, vị trí địa lý của bạn và loại hình chăm sóc bạn đang tìm kiếm.
Bạn nên trao đổi về các chi phí với chuyên gia chăm sóc sức khỏe của mình.
Chăm sóc giảm nhẹ đặt mục tiêu cung cấp chất lượng cuộc sống tốt nhất cho đến khi người bệnh qua đời. Việc tiếp cận chăm sóc giảm nhẹ sớm mang lại cho người bệnh khả năng kiểm soát triệu chứng một cách hiệu quả hơn và xây dựng một mối quan hệ trị liệu với đội ngũ chăm sóc sức khỏe của họ và trong một số trường hợp, điều này đã được chứng minh là thực sự đã kéo dài sự sống cho người bệnh.
Các nguồn lực
Chăm sóc cho một người thân có thể là một trải nghiệm bổ ích và mang tính kết nối cao. Tuy nhiên, đôi lúc điều này có thể mang lại cảm giác quá tải. Có những người, thông tin và nguồn lực có sẵn để hỗ trợ gia đình/người chăm sóc trong vai trò này.
Ngay từ đầu, người chăm sóc/gia đình được khuyên nên nói chuyện với đội ngũ chăm sóc sức khỏe/y tế hoặc đội ngũ chăm sóc giảm nhẹ, họ có thể tư vấn thêm cho bạn về nhu cầu/yêu cầu của người thân của bạn.
Còn có rất nhiều tổ chức phi lợi nhuận (hoặc chính phủ tài trợ) có thể cung cấp thông tin, nguồn lực, hỗ trợ và huấn luyện miễn phí cho gia đình/người chăm sóc. Tốt nhất là bạn nên tìm hiểu từng tổ chức để xem tổ chức nào phù hợp nhất với nhu cầu và yêu cầu của bạn. Một số tổ chức như sau:
- Chăm sóc Giảm nhẹ Úc
- Tổ chức chăm sóc giảm nhẹ đại diện cho bang của bạn (ví dụ: Chăm Sóc Giảm Nhẹ Victoria, Chăm Sóc Giảm Nhẹ ACT)
- Care Search (Tìm kiếm Chăm sóc)
- Carer Help (Giúp đỡ Người chăm sóc)
- Người chăm sóc Úc
- Carer Gateway
Có thể có rất nhiều thông tin về chăm sóc giảm nhẹ và sự chăm sóc mà người bệnh có thể tiếp nhận ở cuối đời. Một điều quan trọng là đảm bảo thông tin đó tin cậy và liên quan tới trường hợp của bạn. Kiến thức về điều gì có thể sẵn có với trường hợp cụ thể của bạn sẽ cho bạn sự kiểm soát tốt hơn. Nguồn thông tin y tế tốt nhất chính là nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn. Đừng ngại hỏi họ để biết thêm thông tin.
Bước đầu, bạn luôn có thể tìm được thông tin trên trang web của Chăm sóc Giảm nhẹ Úc tại www.palliativecare.org.au
Quản lý thuốc và cơn đau
Không phải ai mắc bệnh nan y cũng sẽ trải qua sự đau đớn. Hầu hết cơn đau có thể được xoa dịu hoặc kiểm soát. Đưa cơn đau về trong tầm kiểm soát nghĩa là đánh giá mọi khía cạnh của cơn đau, theo dõi và quản lý nó. Bằng một cách hiệu quả, điều này cho bạn tiếp tục cuộc sống của mình và sống tốt nhất có thể.
Một số người e sợ rằng việc được kê cho thuốc giảm đau opioid nghĩa là họ đang ở gần hơn với cái chết. Xoa dịu cơn đau là để nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn.
Đôi khi mọi người lo ngại rằng tác dụng phụ của thuốc giảm đau opioid có thể còn tệ hơn sự đau đớn của họ. Không phải ai cũng gặp tác dụng phụ của thuốc và điều quan trọng cần nhớ là tác dụng phụ không phải là phản ứng dị ứng, và thường là tạm thời và có thể kiểm soát được.
Những tác dụng phụ thường gặp của thuốc giảm đau opioid bao gồm:
- táo bón – có thể được giảm nhẹ bằng cách uống thuốc nhuận tràng
- buồn nôn và nôn mửa – thường là tạm thời và có thể được giảm nhẹ bằng thuốc chống nôn
- uể oải hoặc bối rối – chỉ có thể xảy ra trong một thời gian ngắn sau khi bắt đầu điều trị hoặc tăng liều thuốc
- khô miệng – có thể đỡ hơn theo thời gian, hãy nói chuyện với dược sĩ của bạn để được giúp đỡ nếu tình trạng này xảy ra.
Hãy cho bác sĩ hoặc chuyên gia y tế của bạn biết ngay về bất cứ tác dụng phụ nào, cấp độ của chúng và khi nào chúng xảy ra. Họ có thể giảm nhẹ chúng bằng cách thay đổi liều hoặc loại thuốc.
Thuốc giảm đau opioid có thể gây nghiện khi được dùng sai mục đích. Tuy nhiên khi được sử dụng đúng cách theo chỉ dẫn của chuyên gia y tế, điều này thường không phải là mối lo ngại đối với các bệnh nhân của chăm sóc giảm nhẹ. Có khả năng là sự dung nạp thuốc có thể phát triển hoặc cơn đau có thể tăng lên khi bệnh của bạn tiến triển, điều này có nghĩa là chuyên gia y tế của bạn có thể tăng liều opioid của bạn; đây là một phần bình thường của điều trị kiểm soát cơn đau.
Một số người dừng uống thuốc giảm đau vì họ lo ngại rằng thuốc giảm đau sẽ che giấu sự phát triển thật của bệnh tật do đó họ sẽ không biết họ đang thực sự cảm thấy thế nào. Thuốc giảm đau sẽ không ngăn cản đội ngũ chăm sóc sức khỏe của bạn hoặc bản thân bạn theo dõi sự phát triển của bệnh vì sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng khác được theo dõi.
Một số người chỉ nói cho bác sĩ của họ biết về cơn đau khi nó đã trở nên rất tệ. Tuy nhiên, việc kiểm soát cơn đau thường dễ dàng hơn ở những giai đoạn đầu và điều đó mang lại một sự khởi đầu tốt cho cả quá trình quản lý cơn đau và triệu chứng. Tốt nhất là bạn nên thành thật với đội ngũ y tế của mình về bất cứ đau đớn nào bạn đang phải chịu.
Thông tin thêm
Nói chuyện với chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn và truy cập Chăm sóc Giảm nhẹ Úc ở những đường dẫn bên dưới.